Digital Marketing: Big data “Kim chỉ nan” xác định xu hướng công nghệ trong chiến lược Marketing Online
Bài viết liên quan:
Người ta mơ hồ hiểu rằng Facebook, Google có big data, nguồn dữ liệu khổng lồ- một nguồn tài nguyên lớn sẽ mang lại nguồn thu khủng hay nhiều lợi thế vượt trội đối thủ, thứ có thể giúp các nhà quảng cáo tiếp cận, gây ảnh với người tiêu dùng mạnh mẽ hơn.
Big data (dữ liệu lớn) là xu hướng của tương lai, thậm chí nhiều chuyên gia còn đánh giá Big data sẽ mang lại cuộc cách mạng cho các giải pháp tiếp thị.
Big data, có thể hiểu đơn giản đó là cái tên đặt cho một lượng lớn dữ liệu khổng lồ, không thể xử lý được bởi các công cụ dữ liệu truyền thống.
Đơn giản, có thể hiểu rằng, Google và Facebook,…có một nguồn dữ liệu không lồ, và đa dạng, phát triển nhanh chóng từng phút, từng giây. Đó chính là big data.
Với Facebook, bất cứ hành vi nào của người tiêu dùng, bao gồm hội thoại cá nhân, hình ảnh gia đình, thông tin về các chuyến du lịch, công tác, sở thích, ngày sinh, tình trạng hôn nhân,… đều được sao lưu chuyển đến máy chủ của Facebook.
Google, một công cụ tìm kiếm chính, chiếm 88% thị phần internet trên thế giới, hàng ngày nắm giữ một nguồn dữ liệu lớn về hành vi tìm kiếm, hành vi của người tiêu dùng trên internet.
Quả cầu tiên tri
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cần phải hiểu được hành vi của họ, những gì họ suy nghĩ, và càng hiểu chính xác, và dễ hiểu thì càng tốt.
Nếu là một marketer hay dân công nghệ chính cống chắc chắn sẽ biết rõ câu nói “Chúng ta không thể kiểm soát được những gì chúng ta không đo đếm được”. Điều này có nghĩa nếu như có những số liệu rõ ràng về hành vi người tiêu dùng, nhà tiếp thị có thể đưa ra các dự đoán tốt, và chuẩn xác hơn so với việc chỉ ngẫu nhiên, đơn giản thực hiện các chiến dịch tiếp thị quảng bá sản phẩm, với mong muốn tác động đến hành vi người tieu dùng ở đời sống thực.
Rõ ràng, việc làm chủ phạm vi của dữ liệu và qui mô của một vấn đề thì chúng ta sẽ thu được những lợi ích rất rõ ràng.
Hãy cùng suy nghĩ và hiểu rõ hơn về khả năng của big data qua ví dụ sau: Siêu thị trực tuyến Amazon có hơn 100 triệu thành viên đăng ký. Hầu hết trong số họ đều có mua hàng. Khi người tiêu dùng vào trang web và xem xét một sản phẩm, người tiêu dùng hầu như luôn thấy xuất hiện cụm từ: "Khách hàng mua mặt hàng này cũng mua mặt hàng A,… ”.
Ở đây, Amazon đã đang xem xét từng cá nhân mua và xác định các sản phẩm phù hợp tùy theo những người có tiểu sử và hành vi giao dịch tương tự nhau để đưa ra những đề xuất trúng đích. Ở đây, nỗ lực này được gọi là "cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng". Đó là big data đã được sàng lọc trong thời gian thực để tạo ra một cái gì đó mà Amazon cho rằng người tiêu dùng sẽ mua kèm. Điều đó, ở thế giới “offline” của chúng ta là chuyện chúng ta khi đi mua smartphone sẽ được người bán “chào mời” dán màn hình hay cài game, cài ứng dụng; hoặc đi mua chăn sẽ được người bán tận tình hỏi là có cần mua gối hay đệm không?…
Không chỉ có lợi ích cho các marketer, và doanh nghiệp, big data còn có nhiều lợi ích cho các tổ chức như giúp các tổ chức chính phủ tiên đoán được tỷ lệ thất nghiệp, sự cắt giảm chi tiêu, hay sự bùng phát dịch bệnh để từ đó xác định được xu hướng, cũng như ngăn ngừa các vấn đề có thể xẩy đến. Về phía người tiêu dùng, big data mang lại nhiều trải nghiệm mua hàng hơn.
Nhưng thách thức lớn
Big data vốn là dữ liệu cực kỳ lớn, vượt ngoài khả năng xử lý truyền thống, phải là những công ty cực lớn, hạ tầng công nghệ thông tin cực kỳ hiện đại mới có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, cũng như có các công cụ phân tích và siêu máy tính để khai thác dữ liệu.
Hiện nay trên thế giới, thì mới chỉ có một vài tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực big data như IBM, Oracle,… Ngay cả Facebook và Google, cũng mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của việc khai thác, và kiếm tiền từ nguồn dữ liệu khổng lồ này, để đem lại lợi ích nhất cho các doanh nghiệp khi tiếp cận người tiêu dùng. Phải là những doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, và tiềm lực đủ mạnh mới có khả năng đầu tư vào hạ tầng công nghệ để theo đuổi công cuộc khai thác dữ liệu lớn phục vụ cho chiến lược kinh doanh bền vững.
Còn lại, hầu hết các nền tảng quản lý chiến dịch và nền tảng tiếp thị tự động chưa đủ khả năng để thu thập, lưu trữ, và sàng lọc núi thông tin cực kỳ lớn để có thể xác định những gì có liên quan đến khách hàng, cũng như sử dụng thông tin đó để tạo và duy trì cuộc đối thoại với khách hàng.
Như vậy, hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh là một thách thức lớn để các tổ chức, doanh nghiệp khai thác được lợi ích của big data.
Một thách thức khác cũng phải kể là việc phân tích được chi tiết hành vi người tiêu dùng từ mọi góc độ,… cũng đồng nghĩa với việc xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, một quyền được pháp luật bảo vệ. Thách thức này thực sự cũng là một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp, và tổ chức.
Tóm lại, big data (dữ liệu lớn) không chỉ là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin chiến lược để đảm bảo cho một công việc kinh doanh bền vững, các chiến lược tiếp thị hoàn hảo mà dữ liệu lớn mà việc khai thác nguồn dữ liệu này sao cho hiệu quả là một thách thức lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này.
Source: Admicro
Bài viết liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét