Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014
Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014
Survey: Theo bạn, mẫu design nào là tốt nhất ???
Survey: Theo bạn, mẫu design nào là tốt nhất (Hiệu quả, ấn tượng, gợi nhớ)
Cập nhật thêm sau khi lắng nghe một số ý kiến
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
Marketing Map: Internet Marketing Tree
Marketing Map: Internet Marketing Tree
Bài viết liên quan:
Lĩnh vực Internet Marketing quả là rất rộng lớn, luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục... Chính vì thế để tìm kiếm một mô tả sao cho đơn giản hơn và tốt hơn, những cách trình bày sao cho tất cả những thành phần trong Internet marketing đều hòa hợp với nhau một cách dễ hiểu nhất để diễn giải cho các khách hàng của bạn hiểu và hấp thu là một vấn đề khá phức tạp.
Lang thang internet Tiến vừa tìm thấy một dạng hình ảnh infograpic mô tả cực kỳ đơn giản và khoa học về Internet Marketing mà mình cảm thấy cực kỳ tâm đắc: The Internet Marketing Tree. Dựa trên hình ảnh Cái cây là một phép ẩn dụ hoàn hảo về Internet Marketing vì nó không chỉ thể hiện được tất cả các thành phần và khả năng phát triển, mà nó còn thể hiện các thứ tự ưu tiên rất quan trọng để thực hiện internet marketing ngày nay.
Phần I - Rễ cây: Giai đoạn nghiên cứu, chiến lược, thương hiệu và nội dung
Những cái rễ sâu đại diện cho các hình thức nghiên cứu, xây dựng thương hiệu, chiến lược và nội dung. Điều này giống như việc bạn trồng một cái cây khỏe mạnh, các bộ phận trên được xây dựng kỹ càng và khỏe mạnh, chúng sẽ kích thích và định hình các giai đoạn thiết kế và phát triển của dự án. Nhưng ngược lại, nếu như một cái cây có một cấu trúc gốc rễ yếu, kế hoạch Internet Marketing của bạn sẽ không thể đứng vững mà không có một nền tảng vững chắc để hỗ trợ cho nó.
Phần thứ hai: Thân cây - Website đại diện cho thương hiệu và hình ảnh bên ngoài, những gì sẽ được thể hiện tới khách hàng, đối tác và độc giả của bạn.
Những cái rễ vững chắc sẽ hỗ trợ cho một thân cây mạnh mẽ. Website sẽ có một thiết kế đẹp và một hướng phát triển tốt nhờ sự chu đáo từ gốc rễ. Cũng như một cái cây phát triển lớn hơn và dày hơn theo thời gian, trang web của bạn và sự hiện diện của trang web trên internet cũng nên được xây dựng với mục tiêu như vậy. Thân cây là cốt lõi của cây, giống như một website tốt sẽ là trọng tâm cốt lõi của kế hoạch Internet Marketing cho công ty của bạn.
Phần III: Các nhánh cây - Đại diện cho các công cụ internet marketing
Những nhánh cây là một biểu tượng hoàn hảo cho rất nhiều cơ hội để bạn để thúc đẩy và quảng cáo cho mình. Từ Search Engine Marketing đến Social Media Marketing, từ Email đến Online PR, Branding v.v., có một số lượng ngày càng tăng của các thể loại trên các kênh quảng cáo để khai thác. Nhưng điều quan trọng nhất bạn học được từ hình ảnh trên là cách bạn nên phát triển những công cụ đó như thế nào trong một chiến lược chung và làm thế nào để chúng feed back cho giá trị cốt lõi trong kế hoạch marketing, mà cụ thể ở đây là chiến lược phát triển cho website của bạn.
Phần IV. Cây của bạn trong bức tranh tổng thể của Khu rừng Internet Marketing
Cây phát triển mạnh bằng cách đón nhận mưa và ánh nắng mặt trời, phát triển lớn hơn và lớn hơn để có nhiều không gian hơn, mở rộng lên trên và ra ngoài để ngăn chặn thảm thực vật cạnh tranh và đảm bảo cuộc sống lâu dài của nó. Bạn có sự lựa chọn - bạn sẽ trồng một cái cây thân gỗ to lớn hùng mạnh hoặc an phận và chìm lắng như một bụi rậm nhỏ bé !
Tóm lại, với hình ảnh mô tả về Internet Marketing Tree này, Tiến hy vọng góp phần nào giúp ích cho các bạn Marketer từ đó có thể vạch ra được cho mình một chiến lược marketing hoàn hảo theo khung sườn trên, đồng thời phần nào dễ dàng hơn trong việc thuyết phục và giải thích cho những khách hàng của mình.
Các bạn nếu có bất cứ ý kiến nào chia sẻ cùng với mình về chủ đề này, hãy tham gia bình luận cho Tiến ở dưới nhé. Và nếu như thấy bài viết này hữu ích, hãy G+1 ủng hộ mình nhé.
Bài học từ Zappos - Tấm gương sáng trong kinh doanh tiếp thị trực tuyến
Bài học từ Zappos - Tấm gương sáng trong kinh doanh tiếp thị trực tuyến
Chính dịch vụ tuyệt vời của mình đã giúp Zappos thành công
Zappos chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ chính
sách giao hàng tuyệt vời. Sao có thể làm được vậy mà vẫn giữ chi phí hợp lý?
Bài viết dưới đây bật mí về quy trình giao hàng tại trụ sở
Zappos ở Henderson, Nevada (công ty đã được Amazon mua lại năm 2009).
1. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với một đối tác tin cậy
Mười năm về trước, khi còn là công ty nhỏ, Zappos bắt đầu
xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với UPS, công ty chuyển phát lớn nhất thế giới.
Travis Moneta, Giám đốc thu mua của Zappos đã liên hệ trực tiếp với Alex Trac,
Giám đốc kinh doanh toàn cầu của UPS. Kí hợp đồng giao hàng độc quyền qua UPS
giúp Zappos đàm phán mức chiết khấu theo khối lượng giao dịch.
Moneta khẳng định “Nếu tôi chỉ được chọn một điều, thì đó
chính là hình thành một đối tác tốt“. Ông quan niệm, khoản tiết kiệm nhỏ từ việc
giao hàng qua các công ty khác không đáng để đánh đổi với rủi ro mất đi tính nhất
quán trong trải nghiệm khách hàng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ với công ty chuyển
phát.
Công ty khuyến khích các nhà cung cấp giao hàng qua tài khoản
Zappos tại UPS. Khối lượng hàng giao thêm này giúp Zappos đủ điều kiện để được
hưởng mức chiết khấu cao hơn.
Đổi lại, UPS giúp Zappos quản lý doanh thu qua việc dự đoán
khối lượng hàng trong 7 ngày sắp tới nhờ phần mềm miễn phí “Quản lý khối lượng
giao dich” (Quantum View Manage Software). Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử
dụng phần mềm này.
Dự đoán trên giúp Zappos tiết kiệm chi phí lao động nhờ hoạch
định được số nhân lực cần thiết. “Mỗi kiện hàng đều hiển thị các thông tin rất
rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng phần mềm này cho từng kiện
hàng đơn lẻ“, Trac chia sẻ.
2. Coi giao hàng như một khoản chi phí marketing
Zappos coi giao hàng bằng dịch vụ chuyển phát nhanh và chính
sách trả hàng miễn phí trong vòng một năm sau khi mua hàng là yếu tố then chốt
trong kế hoạch marketing nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng với
thương hiệu.
Ví dụ, hồi tháng 2 năm 2012, Zappos chạy chương trình Ngày
khuyến mại đặc biệt theo đó tăng thời hạn bảo hành từ 1 năm lên 4 năm. Moneta
khẳng định việc thực hiện lời hứa đó cũng không khó khăn lắm, bởi phần lớn
khách hàng đều trả hàng lại ngay trong vòng mấy ngày đầu.
Chi phí để thực hiện chương trình được hoạch định vào chi
phí marketing. Đổi lại, danh tiếng của Zappos được củng cố nhờ dịch vụ khách
hàng tuyệt vời.
3. Mở một nhà kho gần công ty chuyển phát
Khi mới thành lập năm 1999, công ty không có kho chứa và nhà
cung cấp sẽ chuyển sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm
chi phí lưu kho nhưng không giúp kiểm soát chất lượng dịch vụ.
Một vài kiện hàng phải đi cả chặng đường dài để đến tay người
tiêu dùng, phụ thuộc vào vị trí nhà xưởng và khách hàng, điều này làm tăng chi
phí giao hàng của Zappos.
Để giải quyết vấn đề này, năm 2002, Zappos vận hành kho hàng
riêng của mình chỉ cách trụ sở giao nhận của UPS 17 dặm. Nhà kho nằm gần trung
tâm giao nhận rộng 4 triệu foot vuông ở ngay trung tâm nước Mỹ đem lại cho
Zappos nhiều tiện ích: giảm tối đa chi phí chuyển hàng tới UPS, với đơn hàng lớn,
một xe giao hàng khác của UPS có thể được điều động đến rất nhanh.
Thêm nữa, Trac chia sẻ, UPS nhận hàng từ Zappos hàng giờ
trong giờ cao điểm. Khác nhiều nhà bán lẻ khác, UPS chỉ nhận hàng theo từng
ngày, nên nếu có thêm đơn hàng phát sinh thì phải chờ đến ngày tiếp theo.
Nhờ ở ngay gần trung tâm giao nhận của UPS nên Zappos có thể
đảm bảo hàng được chuyển đến khách hàng ngay ngày tiếp theo trước 4h chiều.
Không có nhiều công ty bán lẻ qua mạng thực hiện được điều này.
Dịch vụ nhanh chóng giúp Zappos giành được cảm tình của
khách hàng. Nằm ngay gần trung tâm giao nhận của UPS đồng nghĩa với việc hàng sẽ
được trả lại ngay vào sáng sớm, giảm thời gian chờ đợi khách hàng khi nhận tiền
hoàn trả, nhờ đó giảm chi phí các cuộc gọi chăm sóc khách hàng.
4. Khuyến khích trả hàng để tăng lượng bán
Trong suốt khóa huấn luyện một tháng về dịch vụ chăm sóc
khách hàng của Zappos, các nhân viên được học cách khuyến khích khách hàng đặt
mua hai cỡ giày khác nhau để đảm bảo họ sẽ chọn được một đôi vừa chân.
Tuy chính sách này làm tăng lượng hàng trả lại và chi phí trả
thêm cho việc giao nhận, nhưng nó khiến khách hàng ít do dự hơn khi đặt hàng và
kết quả là lượng bán tăng đáng kể. Moneta chia sẻ: “Điều cốt yếu là chúng tôi
thực sự muốn đem lại niềm vui cho khách hàng. Điều đó thể hiện qua chính sách
trả hàng tự do”.
Zappos thực hiện quy trình trả hàng miễn phí rất đơn giản.
Thông tin về chính sách trả hàng được hiển thị nổi bật ngay trên trang chủ, và
khách hàng chỉ cần in miếng nhãn từ website xuống và dán vào kiện hàng trả lại.
Sự đơn giản và rõ ràng này rất quan trọng. Năm nay, một
nghiên cứu do comScore thực hiện cho UPS cho biết tới 63% khách hàng có theo
dõi chính sách đổi trả hàng trước khi quyết định mua hàng.
5. Giao nhanh, trả chậm
Zappos giao phần lớn các đơn hàng qua dịch vụ chuyển phát
nhanh. Nhưng khách hàng trả lại hàng thì sẽ sử dụng dịch vụ chuyển phát thường,
điều này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho Zappos. Khách hàng cũng không cần
trả lại hàng gấp, Moneta chia sẻ.
Zappos cũng có thể cắt giảm chi phí giao hàng và cải thiện hệ
thống chuyển phát đúng giờ bằng cách khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ
UPS MyChoice, Trac nhấn mạnh. Công cụ miễn phí này giúp người mua hàng sắp xếp
thời gian giao hàng khi họ có mặt ở nhà hay ở văn phòng. Điều này giúp tránh
phiền toái hay các tăng chi phí tăng lên do hàng bị chuyển nhiều lần.
Dành cho Marketing Manager - Các kênh marketing "Công cụ marketing truyền thống và digital marketing"
PR
Báo chí
(Bài viết trên báo chí)
Chuyên
gia
Chính Phủ
Người nổi
tiếng
Sự kiện: online vs offine
Tài trợ: online vs offine
CSR (Customer Service Relation)
Chương trình từ thiện
Online Tools:
Social
media seeding/ Forum seeding (Sticky topic) / facebook
Webinar
Viral
story – Video viral
SEO
Content
marketing, web marketing (Hình ảnh, bài viết chuyên môn, chia sẻ, video, slide,
tools…)
Affiliates
Quảng cáo
Quảng cáo
truyền thống
POSM :
Trang trí tại điểm bán
OOH : Quảng
cáo ngoài trời
TVC/
sponsors /
Printed
Media : ấn phẩm in
Roadshow
: quảng bá
Gifts :
Hội chợ
triển lãm
Quảng cáo
Online
Online
ads : CPD. CPC, CPM, CPA
Emails
SMS/
mobile marketing/ QR code/ IVR/ APPs
Search
engine ads
Social
media ads
Video ads
Bài viết
quảng cáo (báo chí)
Re-marketing
Ứng dụng hiệu quả #404 error khéo léo để Branding
Ứng dụng hiệu quả #404 error khéo léo để Branding
Bài viết liên quan:
Bằng cách tạo ra thông điệp 404 thông minh, vừa thể hiện tính nghệ thuật và sự am hiểu thiết kế của các công ty, vừa mạng lại cho khách hàng một sự thích thú bất ngờ.
Sau đây là một vài lỗi 404 sáng tạo từ các nhãn hàng, trong đó trang 404 của Coca-cola đươc đánh giá cao vì thông điệp sáng tạo.
Coca-Cola
TechCrunch: Đầy hài hước
Lego: Ngộ nghĩnh
Angry Birds
Milkable: Thông điệp dễ thương
BRB (Be Right Burger)
Homestar Runner
Bongdaplus.vn
Bongdaplus.vn
Bài viết liên quan:
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
Help! help! - Vote giúp mình lựa chọn mẫu Logo với
Help! help! - Vote giúp mình lựa chọn mẫu Logo với
Hi các bạn!
Tình hình là mình đang băn khoăn lựa chọn một mẫu Logo cho văn phòng môi giới nhà đất, chưa biết nên chọn cái nào. Các mẫu đã được đánh số thứ tự, các bạn có thể xem rồi đánh giá và góp ý giúp mình nha:
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn để giúp mình hoàn thiện hơn nhé.
Trân trọng cảm ơn!
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
Digital Marketing: Chiến lược tiếp thị hình ảnh trên Social Network
Digital Marketing: Chiến lược tiếp thị hình ảnh trên Social Network
Khoảng 90% thông tin được truyền đến não là hình ảnh và hình ảnh được xử lý 60.000 lần nhanh hơn trong não so với văn bản. Đó là lý do tại sao các thương hiệu lại mở rộng quảng bá bằng hình ảnh trên mạng xã hội.
Đội ngũ quản lý Facebook của Coca-Cola cũng thường xuyên đăng tải nội dung dưới hình thức "poll", tuy nhiên, lượng tương tác đến từ bài đăng kiểu này vẫn còn thua xa dạng nội dung hình ảnh trên phương diện "like" và bình luận.
Vì thế, để thành công với tiếp thị xã hội, các thương hiệu cần phải có chiến lược hình ảnh, trong đó kết hợp biểu tượng và đồ họa vào nội dung. Dưới đây là những cách thiết thực để đưa hình ảnh vào chương trình tiếp thị truyền thông xã hội.
Lựa chọn hình ảnh
Xác định hình ảnh thương hiệu có thể chia sẻ tới số đông là yếu tố đầu tiên cần quan tâm trong một chiến dịch tiếp thị bằng hình ảnh. Hài hước, đẹp, thú vị, cảm động và hấp dẫn là những hình ảnh có khả năng được chia sẻ nhiều nhất.
Đi sâu hơn, có thể phân tích các trang mạng xã hội để xem những thể loại hình ảnh thường được nhiều người chia sẻ nhất theo từng thể loại và nhóm khách hàng phù hợp. Nike đã nghiên cứu thông tin về khách hàng rất kỹ trước khi tham gia mạng xã hội Pinterest.
Chọn mạng đăng tải
Hầu hết các thương hiệu đều có trang Facebook, Twitter nhưng nếu lựa chọn cho chiến dịch quảng bá bằng hình ảnh, bạn nên có tài khoản trên Pinterest, Tumblr và Instagram. Tuy nhiên, thống nhất được thông điệp cần chuyển tải trên nhiều mạng xã hội là lưu ý cần quan tâm.
Chẳng hạn, Pepsi đang ứng dụng thành công hình thức truyền thông hợp thời nhất gọi là SoLoMo: xã hội (Social), tính địa lý địa phương (local) và các thiết bị di động (mobile). Thông qua các thiết bị di động này, Pepsi có thể phân tích được lượng truy cập của khách hàng đền từ từng vùng địa lý.
Theo dõi và đo lường
Với sự giúp đỡ của SocialFlow, một công cụ xếp hạng mức độ phổ biến của những nội dung mà những khách hàng đang follow hãng cung cấp, Adidas hay Unilever đã tìm hiểu được khách hàng của họ đang thích thú với vấn đề nào. Tuy nhiên, trong chiến lược quảng bá hình ảnh, thách thức là phải theo dõi hàng trăm triệu hình ảnh mỗi ngày.
Nguy cơ không giám sát được hình ảnh là rất cao vì người tiêu dùng có thể gửi hình ảnh thương hiệu của bạn trong bối cảnh tiêu cực, làm thay đổi hình ảnh thương hiệu, hoặc gửi hình ảnh của sản phẩm giả mạo... Tìm kiếm và xử lý những hình ảnh tiêu cực là rất quan trọng để bảo vệ hình ảnh trực tuyến của thương hiệu.
Khuyến khích chia sẻ
Hãy có nhiều chương trình khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh thương hiệu của bạn nhiều hơn nữa. Tiếp cận với họ bằng những ưu đãi đặc biệt như phiếu giảm giá, thẻ VIP. Bạn sẽ biến những người ủng hộ thành "những nhân vật ảnh hưởng" và tạo nên hiệu ứng trong mạng xã hội.
Ngược lại, cũng nhanh chóng tiếp cận những khách hàng gửi hình ảnh tiêu cực về thương hiệu của bạn. Đưa ra các xử lý kịp thời để biến một tình huống tiêu cực thành tích cực.
Một số ví dụ điển hình như: Burberry đã tận dụng Facebook, Twitter và cả trang tiểu blog Sina Weibo để tăng cường sự hiện diện thương hiệu tại thị trường Trung Quốc. Burberry đã sử dụng Twitter và Instagram khi tung ra bộ sưu tập và phát trực tuyến chương trình này trên kênh YouTube. Những khách viếng thăm hoặc like các hình ảnh bộ sưu tập đều có cơ hội sở hữu vé xem trình diễn hoặc những chuyến du lịch...
Bài viết liên quan:
Xác định sở hữu hay sử dụng tài trợ cho "Chiến lược Nội dung thương hiệu" Branded Content Strategy?
Xác định sở hữu hay sử dụng tài trợ cho "Chiến lược Nội dung thương hiệu" Branded Content Strategy?
Bài viết liên quan:
Branded content strategy
Giả sử như bạn đang đọc bài báo này ở nhà và bạn đang rất thèm đồ ngọt. Trong tủ bếp, bạn có những nguyên liệu cơ bản cho một công thức làm bánh sô-cô-la caramen kẹo mềm tuyệt vời, mặc dù bạn chưa bao giờ làm món này bao giờ. Cũng có một cửa hàng bánh ngon, đắt tiền gần nhà bạn. Bạn đang trong một tình huống tiến thoái lưỡng nan: bạn có thể đối mặt với sự trì hoãn và không chắc chắn với chiếc bánh bạn tự làm hay bạn có thể có một chiếc bánh vào ngay lúc này-nhưng chỉ có bánh vị vanilla. Bạn sẽ làm gì?
Nhiều nhà quảng cáo cũng đang phải đối mặt với một câu hỏi về cơ bản cũng tương tự như vậy khi mà nội dung thương hiệu xuất hiện như một sự thay thế cho những quảng cáo kỹ thuật số (digital ads). Liệu họ nên tự làm ra nội dung của riêng họ hay mua chúng từ những người khác? Sự sáng tạo, quyền kiểm soát, tốc độ, chất lượng và chi phí - tất cả đều được tính đến. Bạn nên lựa chọn phương án nào?
General Electric (GE) đã tự làm truyền thông cho các trang thương hiệu của mình (brand property) theo như Ecomagination.com, các trang thông tin của công ty về công nghệ và môi trường. Cadillac thì khác, họ chọn việc tài trợ cho một trang về du lịch, Gallivant trong một tháng. Mô hình của Virgin Mobile là tạo ra vô số các danh sách trên BuzzFeed để đăng tải thông tin.
Đó tất cả đều là nội dung thương hiệu, những mỗi trường hợp lại là một sự đầu tư vô cùng khác nhau. Nội dung tài trợ (Sponsoring content) trên một phương tiện truyền thông có thể tốn nhiền hơn một nội dung sinh ra trên chính tài sản của bạn, ví dụ như một blog hay microsite. Nhưng cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm.
Katrina Craigwell, giám đốc marketing kỹ thuật số của GE, vẫn đang trong quá trình thử nghiệm cho biết lựa chọn phương tiện xuất bản của bà là Tumblr. Nó cung cấp một hệ thống sẵn có khổng lồ cho các đối tượng khách hàng nhất định - phần lớn là thanh thiếu niên và các nhân viên buồn chán có hiểu biết về công nghệ. (Nơi đặt nôi dung mới nhất của GE là txchnologist.com hoạt động duy nhất trên Tumblr).
Sở hữu phương tiện truyền thông theo cách này mang lại cho nhà tài trợ toàn quyền kiểm soát thông điệp, cho phép nó phát triển một tiếng nói đáng nhớ và độc đáo và để tham gia cùng độc giả và người xem tại sân nhà của thương hiệu, với thiết kế riêng của thương hiệu. Nhưng, giống như bất cứ ai trên phương tiện truyền thông sẽ nói với bạn, xây dựng một khán giả tận tâm như chính người xuất bản yêu cầu tính kiên nhẫn, hợp tác và tính lãnh đạo, không đề cập tới tài năng để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn. Các thương hiệu còn phải đối mặt với thách thức khác về việc dẹp yên một cơ số những “đầu bếp” luôn muốn đưa ra những nhận xét thuyết phục trước mọi phương tiện truyền thông (bao gồm cả cháu gái của CEO người luôn nghĩ rằng cô ấy thực sự là một nhà biên tập).
Branded content strategy
Vượt qua những chướng ngại này yêu cầu một “thuyền trưởng” biên tập được trao quyền hành.
Những vấn đề phức tạp nội bộ khiến nhiều nhà quảng cáo thất bại và mua những mẩu quảng cáo truyền hình và các banner cáo kích thích và gián đoạn. Tỷ lệ click chuột và thời gian tham gia trung bình của người dùng trên các phương tiện riêng có thể cao gấp 10 lần so với những banners đó. Nhưng thuyết phục sếp chờ đợi 6 để mang lại sự phát triển, trong khi các kết quả trước mắt có thể được mua ngay lập tức, điều đó chẳng khác nào một phép thần.
Đó là lý do tạo sao nội dung thương hiệu xuất hiện.
Năm ngoái, GE tài trợ cho một sê-ri ngắn trên BuzzFeed có tên là "The GE Show" Một trong những câu chuyện của nó là “60 Bức ảnh động đẹp nhất” (The 60 Most Beautiful Cinemagraph GIFs) đưa ra những ví dụ về một loại hình mới của phương tiện truyền thông hình ảnh đã đạt được gần 120 phản hồi và 1000 chia sẻ. Bài đăng nhanh chóng trở nhên nổi tiếng thu về 10 nghìn lượt xem kể từ khi xuất hiện trên trang chủ BuzzFeed, công thệm với lượt xem từ bạn bè của 1000 độc giả đã chia sẻ bài đăng. Nó là một sự thay thế có tác động mạnh mẽ đối với những độc giả đang khó chịu với những quảng cáo tràn ngập và có thể mua được dễ dàng.
Branded content strategy
Không giống với trường hợp của BuzzFeed và "The GE Show," những nhà tài trợ nội dung có quyền nghĩ ra và thông qua các ý tưởng cho câu chuyện và có quyền đồng ý và nhà xuất bản tạo ra các câu chuyện bằng chính giọng văn và phong cách của mình. Nhà xuất bản có thể sau đó điều động những bài đăng để nắm giữ số bản in mà các nhà quảng cáo trả cho. Sự dễ dàng đi cùng với những khuyết điểm: thiếu kiểm soát, cả về mặt sáng tạo và quá trình; khán giả trung thành với nhà xuất bản trước, nhà quảng cáo là thứ hai (những người dùng BuzzFeed tồn tại bởi vì họ yêu thích BuzzFeed); và rất khó để biết được lượng traffic tiếp xúc với nội dung từ một địa điểm được tài trợ nơi mà nội dung được bao kín trong thiết kế của các công ty truyền thông (đặt một đoạn mã của nhà tài trợ cho một việc đăng kí hoặc cookies cho việc tái thiết lập nội dung yêu cầu việc lập chương trình tùy biến, việc đó yêu cầu việc đánh giá đoạn mã, hợp đồng, v..v …)
Tuy nhiên, khi các thương hiêu hợp tác với các nhà xuất bản sẵn có như Forbes, The Atlantic và Gawker bên cạnh nhiều công ty truyền thông để tạo ra những chương trình nội dung như BuzzFeed, họ có thể thừa hưởng sự tin tưởng của khán giả. Sharon Hirsch - COO của Mashable đã từng nói với tôi rằng “các độc giả của chúng tôi yêu các nhà quảng cáo bởi nội dung mà họ tài trợ”.
Khi BMW cam kết tài trợ “sê-ri sáng tạo” của Mashable và im lặng không nói về ô tô (một chính sách xuất bản của Mashable), đọc giả biết ơn và tôn trọng BMW hơn so với việc nếu họ đưa ra những quảng cáo trực tiếp đến họ. “Cảm ơn vì đã không làm phiền chúng tôi” họ cho biết. “Và cảm ơn vì nội dung tuyệt vời.”
Branded content Strategy
Với tư cách là một nhà báo, tôi nóng lòng để được thấy nội dung được tài trợ thúc đẩy viêc kinh doanh truyền thông vốn đang bế tắc. Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, tôi sẽ thích hơn nếu tất cả các câu chuyện lồng ghép thương hiệu sẽ tồn tại trên trang của tôi… nhưng mọi người trên thế giới sẽ lưu truyền nó với các phương tiện truyền thông xã hội. Tôi không muốn dành hàng thập kỷ xây dựng niềm tin và sự tin cậy như một nhà xuất bản nhưng tôi muốn đạt được những điều này trong dài hạn. Tôi không chắc liệu có thể có chiếc bánh đó và thưởng thức nó mà không phải hợp tác với một nhà xuất bản lớn nào hay không.
Đó là lý do tại sao tôi tin câu trả lời cho câu hỏi ban đầu trong bài viết này, “nên sở hữu hay tài trợ”, đó là “cả hai”. Nhiều thương hiệu sẽ hợp tác với các công ty truyền thông trong ngắn hạn và cuối cùng nhấn mạnh vào những đích đến nội dung của chính mình khi các chương trình chín muồi, khi họ nhìn nhận thấy các kết quả và khi họ bộ phận nội bộ của riêng mình. Về cơ bản, họ sẽ “thuê để sở hữu” Nhưng rất có thể rằng phần lớn các chương trình nội dung thành công sẽ luôn chứa cả nội dung sở hữu và tài trợ. Và trong khi cả phương tiện truyền thông và các nhà quảng cáo thực hiện thành công trong mô hình này, thì người chiến thắng thực sự là những người tiêu dùng, những người sẽ có được những cái bánh mà họ muốn.
Bài viết liên quan:
Digital Marketing: Xu hướng chuyển hướng chiến lược Marketing sang Internet và Mobile
Digital Marketing: Xu hướng chuyển hướng chiến lược Marketing sang Internet và Mobile
Bài viết liên quan:
Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, Internet. Marketing 4P đã trở nên lỗi thời, xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile là điều tất yếu. Các doanh nghiệp không có quyền lựa chọn, hoặc thay đổi để trở thành số một hoặc bảo thủ và chết cùng cái cũ.
Thế giới đang chịu sự ảnh hưởng từ sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, trong đó có Việt Nam. Các báo cáo đều cho thấy Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số lượng sử dụng internet, điện thoại smartphone và đăng ký dịch vụ 3G nhanh nhất thế giới.
Xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile
Cụ thể, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, hơn 16 triệu thuê bao 3G. Một tổng kết khác của Cimigo, năm 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động để kết nối internet lên tới 56% số người dùng internet, trong khi con số này vào năm 2011 chỉ ở mức 27%. Tốc độ tăng này thực sự gây sốc với nhiều nền kinh tế.
Nguyên nhân là do giá các loại smartphone liên tục giảm, cước internet và phí truy cập 3G ngày càng hợp lý với nhiều khuyến mại hấp dẫn. Thêm nữa, khai thác tối đa các tiện ích của điện thoại đang dần trở thành thói quen của người dùng Việt Nam. Họ sử dụng điện thoại kiểm tra email và điều phối công việc, check-in và chia sẻ cảm xúc trên các mạng xã hội, đọc báo trên các ứng dụng do các hãng điều hành và các công ty công nghệ xây dựng, chơi game online, v.v… Với nhiều người trẻ, hơn cả việc nâng cao giá trị bản thân, sở hữu những chiếc smartphone giải quyết được nhu cầu của chính họ.
Phương thức Marketing thay đổi khi người dùng thay đổi
Sự thay đổi về nhân khẩu học của người dùng internet và mobile tại Việt Nam trong những năm qua còn được thể hiện trong hành vi mua sắm của khách hàng. Có tới 4 trong số 10 người sử dụng smartphone để tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng, 86% khách hàng sử dụng kênh mua sắm và người mua hàng đa kênh tốn thời gian gấp 4 tới 5 lần so với bình thường.
Đây là điều tất yếu, khi người dùng thay đổi, các marketer cũng phải thay đổi. Ba thập kỷ qua, các chất liệu: toàn cầu hóa, ADSL, các sản phẩm kỹ thuật số (smartphone, tablet…) và mạng xã hội đã vẽ lên một cảnh quan mới của thế giới. Chúng ta đang có khách hàng (công chúng) là công dân thời đại số, họ bội thực thông tin, họ nhạy cảm công nghệ và họ luôn sẵn năng lượng để tạo sóng khủng hoảng cho thương hiệu nếu doanh nghiệp và thương hiệu có vấn đề. Việc cần thay đổi cho phù hợp với thế giới trở thành thách thức thời đại với các marketer.
Rất nhiều ý kiến đồng ý rằng Marketing 4P đã trở nên lỗi thời. Nhu cầu tìm kiếm những cách thức mới, phương pháp mới và cách tiếp cận mới trở nên cấp thiết hơn khi nào hết. Chúng ta không có quyền lựa chọn, thay đổi để trở thành số một, hoặc đóng cửa hay chuyển nhượng.
Một ví dụ cho việc lựa chọn cái mới (Internet) hay bảo thủ và chết cùng cái cũ (kênh truyền thống) là kết quả từ báo cáo mới đây nhất của Nielsen và Internet Advertising Bureau (IAB). Báo cáo này chỉ ra rằng quảng cáo TVC (quảng cáo video trên internet) hiệu quả hơn so với quảng cáo truyền hình. Kết quả đáng chú ý là chỉ cần chuyển dịch 15% kinh phí của quảng cáo tivi sang quảng cáo video trực tuyến thì có thể tăng thêm 4% độ phủ.
Xu hướng dịch chuyển Marketing sang Internet và Mobile
Gã khổng lồ Facebook cũng cho biết cho tới cuối năm 2012, tỷ lệ người dùng Facebook trên di động click vào các quảng cáo là 1,14%. Với số tiền trả cho mỗi click chuột là 0,86 USD thì bình quân 1.000 người dùng trên di động, Facebook sẽ thu về 9,86 USD. Con số này là ấn tượng hơn rất nhiều so với những gì thu được từ quảng cáo sidebar truyền thống, chỉ 0,083% người dùng duyệt web đồng ý nhấp chuột vào các banner quảng cáo và doanh thu bình quân cho Facebook từ 1.000 người chỉ đạt 0,74USD.
Đón nhận giải pháp từ các chuyên gia Digital Marketing
Giải thích về tỷ lệ người dùng Facebook trên di động click vào quảng cáo tăng cao tiến tới doanh thu của Facebook tăng, khảo sát của Facebook cho thấy người dùng đang dần hình thành thói quen coi các quảng cáo như một phần nội dung của trang web, họ sẵn sàng bấm vào đó để tìm hiểu thông tin về các page, các ứng dụng mà bạn bè họ hay doanh nghiệp chia sẻ.
Công nghệ thay đổi, khách hàng thay đổi, thị trường thay đổi là sức ép của các nhà cung cấp giải pháp. “Đứng trước những biến động của thị trường, việc xác định đưa ra các gói sản phẩm mới bắt kịp xu hướng là vấn đề sống còn cho các nhà cung cấp quảng cáo, đồng thời phục vụ đúng và đủ nhu cầu làm thương hiệu cho các doanh nghiệp. Hiện tại giải pháp được coi là xu hướng marketing của 2013 và nhiều năm tới chính là Mobile Ads và TVC Online. Các doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến với thế mạnh công nghệ sẽ giúp quảng cáo của doanh nghiệp phủ trúng khách hàng mục tiêu với các tiêu chí như vùng miền, tỉnh thành, giới tính, nhóm tuổi, sở thích, v.v… thậm chí, với quảng cáo trên di động, tiếp cận khách hàng đến cả hệ điều hành, hãng sản xuất, dòng máy, kích cỡ màn hình, nhà cung cấp dịch vụ mạng,... thống nhất về khả năng tối ưu hóa chi phí bằng việc tiếp cận trực tiếp nhóm công chúng mục tiêu, kiểm soát được tần suất và báo cáo rõ ràng của các giải pháp mới trên Internet và Mobile.
Cần phải tái khẳng định rằng, Internet và Mobile chưa thể và cũng không thể hoàn toàn thay thế các phương tiện truyền thông truyền thống. Tuy nhiên, xu hướng sự chuyển dịch chiến lược của các marketer sang Internet và đặc biệt là Mobile sẽ là tất yếu.
Bài viết liên quan: